Quy trình phục vụ rượu trong khách sạn 5 sao

Sau mỗi lẫn rót, nhân viên lắc nhẹ cổ tay, xoay chai và dùng khăn lau miệng chai để tránh làm rượu nhỏ giọt. Sau khi rót xong, nếu rượu cần ướp lạnh thì bỏ vào xô đá, còn không thì để đặt chai rượu trên bàn ăn của khách.

♦ Giới thiệu rượu
Đối với khách dùng cả chai rượu, trước khi mở nắp chai, nhân viên phải quay chai rượu về thực khách, giới thiệu rõ nhãn hiệu, tên rượu, năm sản xuất để thực khách được biết. Khi khách ra tín hiệu phục vụ thì bắt đầu thực hiện các bước tiếp theo, nếu khách chưa đồng ý hay có yêu cầu đổi rượu thì phải đổi chai khác cho đến khi khách đồng ý.
♦ Ướp đá
Đối với một số loại rượu, để đảm bảo có được hương vị ngon nhất, rượu cần phải được ướp đá. Nhiệt độ tiêu chuẩn để vang hồng và vang trắng là 8 – 12 độ. Nhiệt độ tiêu chuẩn để vang đỏ là 16 – 18 độ.
Vì thế, sau khi giới thiệu rượu cho khách xong, nhân viên tiến hành ướp đá cho đạt nhiệt độ tiêu chuẩn.

♦ Mở rượu
Khi rượu đã đạt nhiệt độ tiêu chuẩn, nhân viên phục vụ dùng khóa mở rượu để mở nắp chai và dùng khăn lau sạch miệng chai rượu. Nhân viên đặt nút chai vào một đĩa nhỏ trên bàn để khách có thể kiểm tra rượu có vấn đề gì không.
♦ Thử rượu
Nhân viên phục vụ rót khoảng 30ml rượu vào ly của chủ tiệc. Khi khách thử rượu, nhân viên đứng cách bàn khoảng 1 bước chân, giữ chai rượu trên tay, hướng nhãn hiệu chai rượu về phía thực khách và chờ ý kiến phản hồi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 12 lưu ý khi phục vụ rượu vang nhân viên nhà hàng cần biết​
♦ Bắt đầu phục vụ
Nhân viên di chuyển quanh bàn để phục vụ rượu cho phụ nữ trước tiên. Sau đó, phục vụ rượu cho nam giới và rót rượu cho chủ tiệc sau cùng.
Nhân viên phục vụ phải chú ý rót đúng tỷ lệ rượu phù hợp: rượu vang đỏ thì rót 1/3 ly, rượu vang trắng thì rót 2/3 ly để rượu có không gian “thở” và tỏa hương. Khi rót rượu, nhân viên phải quấn khăn quanh chai rượu để hơi ấm từ tay không làm ảnh hưởng đến nhiệt độ rượu. Đối với vang sủi tăm hoặc champagne, nhân viên phải rót 2 lần, rót xong lần thứ nhất, chờ bọt tan thì rót tiếp lần hai.

Sau mỗi lẫn rót, nhân viên lắc nhẹ cổ tay, xoay chai và dùng khăn lau miệng chai để tránh làm rượu nhỏ giọt. Sau khi rót xong, nếu rượu cần ướp lạnh thì bỏ vào xô đá, còn không thì để đặt chai rượu trên bàn ăn của khách.
Trong suốt bữa tiệc của khách, nhân viên phải chú ý lượng rượu trong ly của khách, đảm bảo ly của khách lúc nào cũng có rượu, cho đến khi nào khách ra hiệu không rót nữa thì thôi. Khi sắp hết rượu thì nhân viên thông báo với chủ tiệc hoặc người gọi rượu để xem có gọi thêm rượu không.
Những lưu ý khi phục vụ rượu dành cho nhân viên muốn tìm việc ẩm thực/ bàn/ bar
Trước khi rót rượu phải hỏi ý kiến của khách để xem khách có yêu cầu gì đặc biệt không.
Khi rót rượu, nhân viên phải tập trung chú ý duy trì một tốc độ rót rượu thích hợp để tránh không rót quá nhiều, quá ít hoặc làm văng rượu lên người khách.
Khi khách hoặc nhân viên phục vụ vô ý làm đổ rượu khi thì trước hết cần phải xin lỗi khách. Nếu rượu đổ vào trang phục của khách thì đưa khăn giấy để khách lau và nhẹ nhàng khuyên khách vào phòng vệ sinh để làm sạch. Nếu rượu loang trên khăn bàn thì dùng khăn sạch phủ lên phần loang đó và mang một ly rượu mới để đổi cho khách.
Đối với một số loại rượu để lâu năm thì nhân viên cần phải loại bỏ cặn rượu trước khi phục vụ.
Trong quá trình phục vụ, sau khi rót rượu xong, nhân viên đứng yên ở một vị trí thích hợp gần bàn tiệc để dễ quan sát.
Khi khách muốn đứng dậy để phát biểu hoặc để đi ra ngoài thì nhân viên chủ động kéo ghế ra hoặc đẩy vào giúp khách.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *